Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

09/04/2022 17:15

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

Khánh An tổng hợp - 09/04/2022 12:13

Chủ tịch Bùi Thành Nhơn sở hữu 2,9 tỷ USD; VinFast nộp dự thảo hồ sơ niêm yết theo mẫu F-1 lên UBCK Mỹ; Cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Viêt Nam; siết trái phiếu doanh nghiệp.

TIN LIÊN QUAN Đó là một số tin tức nổi bật về doanh nghiệp trong tuần.Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn là tỷ phú USD thứ 7 của Việt Nam

Trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố, Việt Nam có thêm 1 tỷ phú mới. Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn lần đầu có tên trong danh sách của Forbes, với 2,9 tỷ USD, đứng thứ 1.053 thế giới.

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn lần đầu có tên trong danh sách Tỷ phú thế giới của Forbes

Lần đầu tiên, Việt Nam có 7 tỷ phú trong danh sách này.

Đó là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần thứ 10 góp mặt kể từ năm 2013, với tài sản 6,2 tỷ USD, đứng thứ 411 thế giới.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng lần thứ 6 có tên trong danh sách, với tài sản 3,1 tỷ USD.

Ông Trần Bá Dương có tên trong danh sách của Forbes từ năm 2018, hiện sở hữu 1,6 tỷ USD, tương đương năm ngoái.

Tỷ phú Hồ Hùng Anh lần thứ tư góp mặt, với tài sản 2,3 tỷ USD.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang xuất hiện trong danh sách năm thứ hai liên tiếp, với 1,9 tỷ USD. Tỷ phú thép Trần Đình Long sở hữu 3,2 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm ngoái và đứng thứ 951 thế giới.

Năm nay, thế giới có 2.668 tỷ phú, ít hơn 87 so với năm ngoái. Số tỷ phú giảm mạnh nhất là ở Nga và Trung Quốc.

Người giàu nhất hành tinh hiện là CEO Tesla Elon Musk với 219 tỷ USD. Theo sau là ông chủ Amazon - Jeff Bezos (171 tỷ USD), Chủ tịch kiêm CEO LVMH - Bernard Arnault (158 tỷ USD) và đồng sáng lập Microsoft - Bill Gates (129 tỷ USD).

VinFast công bố việc nộp dự thảo hồ sơ niêm yết theo mẫu F-1 lên UBCK Mỹ

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

Công ty VinFast Trading & Investment Pte.đã nộp dự thảo hồ sơ niêm yết sơ bộ theo mẫu F-1 lên UBCK Hoa Kỳ (SEC)

Trang web chính thức của VinFast đã phát đi thông tin Công ty VinFast Trading & Investment Pte. Ltd., một công ty con được thành lập tại Singapore của Tập đoàn Vingroup đã nộp dự thảo hồ sơ niêm yết sơ bộ theo mẫu F-1 lên UBCK Hoa Kỳ (SEC), liên quan đến việc đề xuất chào bán cổ phiếu phổ thông ra công chúng.

Quy mô đợt phát hành và giá chào bán cổ phiếu vẫn chưa được xác định. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng dự kiến sẽ diễn ra sau khi SEC hoàn tất quá trình xem xét, và tùy thuộc vào thị trường và các điều kiện khác.

Trước đó, VinFast cũng đã công bố thông tin ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ đô la trong giai đoạn 1 và sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương.

Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha và bao gồm 3 khu vực chính: khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện; khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.

Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ được khởi công ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 7/2024. Công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo biên bản ghi nhớ, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy theo nhiều giai đoạn khác nhau. Các mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy bao gồm VF 9 - dòng xe SUV cỡ lớn 7 chỗ ngồi và VF 8 - dòng xe SUV cỡ trung 5 chỗ.

Cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO) không còn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Cụ thể, thực hiện thu gọn đầu mối Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy từ 5 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy thành 3 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy.

Chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động, tài sản, con người đang có tại 3 Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1, 2, 3 về 1 Ban Quản lý dự án đường sắt có các điều kiện tốt nhất về quy mô, kinh nghiệm, thực tế... để thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Chấm dứt hoạt động của 2 Ban Quản lý dự án đường sắt còn lại.

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội sẽ không còn tên trong phương án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ hợp nhất thành Công ty cổ phần vận tải đường sắt.

Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đề xuất 3 phương án sáp nhập Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội, trong đó lựa chọn phương án hợp nhất 2 công ty trên thành một Công ty cổ phần Vận tải đường sắt.

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt này sẽ thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản để thành lập công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa (là công ty cổ phần có vốn góp không chi phối của doanh nghiệp hợp nhất).

Như vậy, thị trường vận tải hàng hóa do công ty con đảm nhận và thị trường vận tải hành khách do Công ty cổ phần Vận tải đường sắt đảm nhận.

Việc sát nhập nhằm mục đích chuyên môn hoá, tách bạch vận tải hàng hoá và vận tải hành khách. Đồng thời thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia, đầu tư vào vận tải hàng hóa, hành khách để khai thác nguồn lực xã hội về tài chính, công nghệ, thị trường và đặc biệt là quản trị.

Phương án này cũng hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ, tập hợp nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh với các phương thức vận tải khác, hạ giá thành vận tải… tận dụng lợi thế vận tải, nghiên cứu cung cấp dịch vụ trọn gói, tạo thuận lợi cho khách hàng để tăng thị phần, tạo thêm việc làm, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động.

EVN: Sẽ không tăng giá điện trong năm 2022

Chia sẻ tại Hội thảo "Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện" do Báo Đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mặc dù áp lực từ các chi phí đầu vào, sản xuất của ngành điện tăng rất mạnh, nhưng EVN sau khi cân đối tài chính, cam kết năm 2022 sẽ không tăng giá điện.

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

Ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN tại Hội thảoKhơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện

Ông Nguyễn Tài Anh cho biết, trong tình hình thế giới biến động nhanh, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã đẩy giá nhiên liệu sơ cấp như than, dầu khí tăng cao. Giá than trước đây khoảng từ 60 - 70 USD/tấn, nay đã tăng lên hơn 220 USD/tấn. Giá khí LNG cũng thay đổi nhanh chóng, từ 6 - 8 USD, nay khoảng 20 USD.

Cùng đó, giá sắt thép để xây dựng các dự án nguồn điện và truyền tải điện đều tăng cao. Tất cả các yếu tố đó, ngành điện nói riêng và nhiều ngành khác đều đang phải chịu áp lực, ở toàn bộ đầu vào xây dựng và sản xuất kinh doanh.

"Nhưng sau khi cân đối thì EVN cam kết năm 2022 sẽ không tăng giá điện. Chúng ta sẽ cân đối làm sao, chi phí, giá cả các nguồn điện ở mức hợp lý nhất để phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là sau quá trình phục hồi do dịch COVID-19. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chúng tôi có thể cân đối", ông Nguyễn Tài Anh nói.

Tuy vậy, vị đại diện EVN cũng cho rằng, dưới áp lực từ các chi phí đầu vào cao như vậy, nếu các chi phí này tiếp tục tăng thì việc cân đối đầu vào với bán điện là hết sức khó khăn. Thậm chí, lợi nhuận năm nay đã được cân đối bằng 0 để đảm bảo mức bán điện hợp lý.

Ở các năm sau, Tập đoàn sẽ tiếp tục cân đối các khoản này, thậm chí có thể lợi nhuận tiếp tục bằng 0, nhưng nếu giá đầu vào cao cũng không thể cân đối được thì những năm tới, Chính phủ, các bộ ngành cũng tính toán, làm sao có giải pháp để đảm bảo hài hòa lợi ích.

Siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp sau vụ Tân Hoàng Minh

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị hủy 9 đợt phát hành với 10.030 tỷ đồng trái phiếu do che giấu thông tin.

Sau vụ Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị hủy 9 đợt phát hành với 10.030 tỷ đồng trái phiếu do che giấu thông tin, Bộ Tài chính ra thông cáo, lên tiếng về thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua.

Trong thông cáo gửi cơ quan báo chí, Bộ Tài chính cho biết tình hình thị trường vẫn phát sinh những rủi ro mới, quy định của pháp luật cần tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, khắc phục, loại bỏ những rủi ro mới.

Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp trong thời gian tới.

Về hướng sửa đổi quy định pháp luật liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu. Mục đích là hạn chế việc chuyển nhượng vốn lòng vòng, gây thiếu minh bạch và khó khăn cho nhà đầu tư khi đánh giá rủi ro của trái phiếu và doanh nghiệp phát hành.

Đồng thời, chính sách tới đây phải hướng dẫn cụ thể về điều kiện phát hành và hồ sơ chào bán trong đó có yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính khi phát hành trái phiếu, tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu.

Quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch nhằm định hướng nhà đầu tư cá nhân mua các trái phiếu doanh nghiệp có tính an toàn và công khai, minh bạch hơn.

Bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Đặc biệt, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

"Các tổ chức cung cấp dịch vụ cần tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, chính xác cho nhà đầu tư. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) chào mời, phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc dùng các hình thức lách quy định của pháp luật cũng sẽ bị xử phạt nghiêm minh", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo thị trường này trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả cho doanh nghiệp.

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp

[Infographic] Năm 2022, Việt Nam có 7 tỷ phú trong danh sách thế giới

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 với 7 đại diện của Việt Nam, nhiều hơn năm 2021 1 người và nhiều nhất từ trước...

Theo Nguồn baodautu.vn

Việt Nam có tỷ phú đô la mới; VinFast bắt đầu thủ tục IPO tại Mỹ; mạnh tay siết trái phiếu doanh nghiệp - Đời Sống