( PHUNUTODAY ) - Một số đặc điểm dễ nhận biết dưới đây, giúp bạn phân biệt rau muống sạch và rau muống "ngậm" hóa chất dễ dàng.Cách phân biệt rau muống
Rau muống được biết đến là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Người ta có thể lựa chọn rau muống để chế biến các loại món ăn như: Rau muống luộc, rau muống xào, rau muống nộm... để giúp cả nhà ngon miệng hơn.
Vậy làm thế nào để nhận biết rau muống sạch và rau muống có hóa chất?
Nhận biết rau muống sạch nhờ hình dáng bên ngoài
Để biết rau muống bạn chọn có bị phun quá nhiều hóa chất hay không bạn cần chú ý đến hình dáng bên ngoài của rau.
Tránh lựa chọn những mớ rau muống có thân to hơn bình thường, lá đen, giòn bởi loại rau này thường bón quá nhiều phân đạm hoặc cây hấp thụ quá nhiều kim loại nặng.
Rau muống có hóa chất thường dễ dập nát, mặc dù ngọn non mơn mởn nhưng lại mất rất nhiều thời gian mới có thể luộc chín. Đặc biệt, khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra. Vì thế, chị em cần lưu ý kỹ khi mua.
Phân biệt rau muống sạch nhờ mùi vị, thành phẩm sau chế biến
Theo kinh nghiệm thực tế, rau muống có chứa chất kích thích khi chế biến lên thường có vị chát, mùi hắc. Ngược lại, rau muống sạch lại rất xanh, có vị giòn, thanh mát tự nhiên.
Ngoài ra, một số chị em nội trợ cũng mách cách phân biệt rau muống sạch và rau muống có hóa chất thông qua nước luộc. Nếu rau có chứa nhiều đạm thì nước thường đen, mặc dù vắt chanh nhưng cũng rất khó để chuyển màu xanh như rau sạch.
Bí quyết xào rau muống 'ngon đúng chuẩn nhà hàng'
a. Sơ chế rau muống
- Rau muống bỏ cọng cứng và lá vàng nếu có bên dưới. Tùy theo sở thích có thể ngắt bớt lá hoặc ngắt hết chỉ lấy phần cọng rau muống. Sau đó, cắt khoảng 5- 6 cm vừa ăn.
- Nên ngâm rau cùng chút muối biển, rồi rửa sạch để ráo.
b. Làm hỗn hợp nước sốt
Vì khi xào rau muống cần nhanh tay xào trên lửa lớn, do đó nên làm sẵn hỗn hợp nước sốt trước, tránh mất thời gian nêm nếm gia vị sẽ khiến rau bị nhũn.
- Nước sốt phổ biến cho tất cả các món rau xào, có thể chuẩn bị sẵn rồi bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng dần cho cả tháng, rất tiện lợi: Trộn dầu hào, đường, nước mắm, hạt nêm cùng chút nước như trên (cho 1 lần dùng, nếu làm cả tháng thì tăng tỷ lệ khối lượng lên). Sau đó, quấy đều cho tới khi tan hẳn và trở thành hỗn hợp sền sệt. Nếu thích ăn cay, có thể thêm tương ớt.
- Riêng với rau muống, rau khoai lang có thể thay thế dầu hào bằng mắm ruốc. Khuấy tan cùng các thành phần khác, để sẵn.
c. Trụng sơ rau muống trước khi xào
Bước này giúp cho rau muống vừa giòn ngon, lại xanh mướt:
Đổ nước vào nồi đun sôi cùng chút muối và dầu ăn (muối giữ màu xanh cho rau, còn dầu ăn làm cho bề mặt lá trở nên mềm mượt hơn). Khi nước sôi, nhanh tay cho rau muống (lần lượt từng mẻ nhỏ) vào chần/trụng sơ tầm 15 – 20 giây. Gắp chuyển ngay sang thau nước lạnh có đá vài phút. Nếu không có nước đá, có thể xả dưới vòi nước lạnh. Đừng nghĩ bước này mất thời gian, thực chất tiết kiệm thời gian xào rất nhiều, đặc biệt nước đá hãm nhiệt độ giúp rau tươi xanh, lại giòn cực kỳ hấp dẫn.
d. Cách xào rau muống:
- Cho dầu ăn vào chảo nóng, thêm tỏi băm phi thơm. Sau đó, vặn lửa lớn, cho rau muống vào chảo đảo nhanh tay, thêm phần nước sốt đã chuẩn bị ở trên. Đảo đều rau cho thấm gia vị, chín đều trong 1-2 phút tùy lượng rau nhiều ít, nếm thử và điều chỉnh gia vị nếu thích.
- Tắt bếp, gắp rau muống xào ra đĩa, rắc phần tỏi đã chiên lên trên, thêm ớt nếu ăn được cay. Một số vùng miền rắc thêm đậu phộng (lạc) rang giã sơ, tóp mỡ giúp món ăn thêm chút bùi bùi, giòn rụm rất ngon.
Thả thứ này vào hầm măng khô ngày Tết: Giảm nửa thời gian ninh nấu, món ăn thơm ngon, ăn hoài không chánTết này làm 2 món dưa góp chống ngán, ăn kèm bánh chưng đảm bảo bon miệng