Đừng quát mắng khi con lười học, áp dụng tuyệt nhiêu nhẹ nhàng này biến con từ lười học thành chăm học

01/03/2024 08:45

Đừng quát mắng khi con lười học, áp dụng tuyệt nhiêu nhẹ nhàng này biến con từ lười học thành chăm học

10:39, Thứ năm 29/02/2024( PHUNUTODAY ) - Quát mắng, chỉ trích khi con lười học không phải là cách giúp con thay đổi thậm chí còn khiến con "cùn" đi.

Lười học, không tự giác vào bàn học là tình trạng của nhiều trẻ chứ không phải riêng con của ai. Đau đầu nhất với cha mẹ là không biết làm sao giải quyết nên dẫn tới la mắng, chỉ trích, dùng hình phạt với con nhưng cũng không giúp con tiến bộ hơn. 

Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi còn có những lúc chán không muốn học, lười không học. Cha mẹ nào cũng từng đi qua thời học sinh nhưng khi dạy con thì lại hay quên tâm lý của mình ở thời bằng tuổi con. Thế nên nhiều khi vì chứng lười học của con mà cả nhà nặng nề hoặc ầm ĩ quát mắng, cha mẹ cãi nhau vì con lười học.

Đừng quát mắng khi con lười học, áp dụng tuyệt nhiêu nhẹ nhàng này biến con từ lười học thành chăm học

Vì sao con lười học?

Có nhiều lý do khiến trẻ lười học. Có thể do trẻ không hiểu bài nên sợ hãi không muốn học, bị mắng nên sợ, bị cha mẹ áp đặt, bị chế giễu nên càng chán càng lười học. Trẻ không có động lực để học, không hiểu việc học có ý nghĩa gì, không có niềm vui trong học tập. Trẻ học ở môi trường không phù hợp, không có những người bạn cùng tiến rủ nhau cùng động viên nhau mà chỉ có xung quanh những áp lực phải học thế này thế kia. 

Với một số trẻ lớn lên trong môi trường mà đầy rẫy quan điểm học làm chi mai lớn lên có mang kiến thức đó ra dùng đâu, thì trẻ sẽ cảm thấy không cần học. Một gia đình không có truyền thống nề nếp hiếu học thì cũng có thể tạo cho con thói quen lười học theo.

Trẻ đang ham chơi, thích chơi một thứ gì đó nên xao nhãng việc học, chú trọng việc chơi. 

Khơi nguồn cảm hứng, trị chứng lười học cho trẻ

Cha mẹ cần phối hợp với thầy cô và thành viên trong gia đình để khuyến khích trẻ học vui vẻ, không vội vàng áp đặt thành tích cho con. Hãy động viên con việc học vui, tìm hiểu thứ mình thích, cho con chọn thứ con muốn học hỏi thay vì ép con học theo đúng mô đun trên lớp để từ đó hiểu con mình thực sự đang thích gì, chán gì, vì sao con lười học. Nhiều cha mẹ không biết vì sao con lười học mà chỉ ép uổng cho đạt chỉ tiêu nên càng khiến cả cha mẹ và con mệt mỏi. Tìm ra điều tạo cảm hứng cho con rồi bạn sẽ biết cách hướng con tới việc chăm chỉ học khi ứng dụng vào thứ con thích. 

Mỗi đứa trẻ là một cá thể nên cha mẹ nhận diện và chấp nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với sở thích và khả năng khác nhau là cực kỳ quan trọng. Thay vì áp đặt mục tiêu và kỳ vọng của bản thân lên con cái, cha mẹ nên khuyến khích và hỗ trợ con tìm hiểu và phát triển theo đam mê của chính mình. Điều này sẽ làm giảm áp lực, giúp các em tìm thấy niềm vui trong học tập và góp phần nâng cao sự tự tin cũng như khả năng tự lập của các em.

Nếu con mình đam mê những điều không liên quan tới kiến thức môn học phổ thông, cha mẹ hãy cho con phát triển theo đam mê nhưng động viên con hiểu ra rằng dù sau này có làm nghề gì thì những kiến thức phổ thông vẫn sẽ cần thiết cho lối sống tự lập, năng động trong một xã hội nhiều đổi thay. Thay vì nói chưa học phổ thông xong con làm được gì với đam mê, hãy nói con cứ theo đam mê của mình nhưng cần có kiến thức phổ thông bổ trợ thì đam mê của con sẽ được nâng cánh tốt hơn. Cha mẹ nên nói cho con hiểu rằng thời gian và tuổi tác với sự vận hành xã hội thay đổi thì đam mê của con có thể thay đổi, hoặc con muốn đổi mục tiêu, lúc đó nếu không có kiến thức nền con sẽ gặp khó khăn. Từ đó trẻ sẽ hiểu việc học là cho con chứ không phải cho cha mẹ. 

Cha mẹ có thể cùng con tham gia vào việc học nhưng đừng thể hiện kiểm soát, soi xét mà hãy là người học cùng con và chia sẻ cùng con. Cha mẹ có thể cùng tham gia cùng con trong quá trình học, cùng xem video giáo dục, thảo luận về nội dung học hoặc cùng tham gia các trò chơi kiểm tra kiến thức. Việc này không chỉ giúp củng cố tình cảm gia đình mà còn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về quá trình học tập và nhu cầu của con. Sau đó là cùng tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà sự tò mò và khám phá được khuyến khích.

Với trẻ lười học, tuyệt đối không nên so sánh và nói lời sát thương con. Tránh nói kiểu con nhà kia học thế kia kìa. Điều đó càng khiến con sợ học hơn. Cha mẹ nên đề cao thành tích của con, khen con khi đạt thành tích kể cả nhỏ, động viên con.

Không giữ định kiến khi trò chuyện với con. Không sát thương con theo cách con học như thế thì chỉ thất nghiệp thôi. Sai lầm của phụ huynh là khi thấy con học tập chưa đúng như kỳ vọng thì dùng những từ nặng nề mắng nhiếc các con. Không chỉ vậy, có cha mẹ ra sức ép con nhỏ học các lớp học thêm và học từ sáng sớm đến tối khuya, từ thứ hai tới chủ nhật điều đó khiến con mệt mỏi không tiếp thu được nên càng không muốn học. 

Một số cha mẹ can đảm theo cách thấy con lười học ham chơi thì không nhắc con học nữa mà cho con chơi và yêu cầu con chơi không đi học, nghỉ học luôn. Để con chơi chán và phải quay ra xin bố mẹ cho con học.

Theo Nguồn phunutoday.vn

Đừng quát mắng khi con lười học, áp dụng tuyệt nhiêu nhẹ nhàng này biến con từ lười học thành chăm học - Nuôi Dạy Con