Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo nhiều khảo sát cho thấy, bệnh thường khởi phát ở những người từ 65 tuổi trở lên, tuy nhiên có đến 10% trường hợp khởi phát bệnh sớm khi các triệu chứng xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến 60.
Ảnh minh họa
Thống kê cho thấy trên thế giới có ít nhất 50 triệu người đang sống chung với bệnh Alzheimer hoặc các hội chứng sa sút trí tuệ khác. Theo Liên Hợp Quốc, nếu không có những đột phá trong việc chẩn đoán và hạn chế bệnh, tỷ lệ này có thể vượt quá 152 triệu người vào năm 2050.
Do đó, chẩn đoán bệnh Alzheimer sớm có thể mở ra cánh cửa cho việc chăm sóc và điều trị trong tương lai, và việc phát hiện các triệu chứng là chìa khóa cho việc này. Hiện tại không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh Alzheimer, nhưng nó có thể được kiểm soát tốt hơn nếu được can thiệp và tư vấn y tế ở giai đoạn đầu.
Dấu hiệu khi tắm cảnh báo bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu mới của trường Đại học Chicago (Mỹ) đã xác định được một số dấu hiệu bệnh Alzheimer từ sớm, nhằm lên tiếng cảnh báo cho người dân phòng tránh loại bệnh này.
Cụ thể hơn, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu khứu giác ở 515 người lớn tuổi và phát hiện ra rằng người mắc bệnh Alzheimer thường bị suy giảm mạnh về khứu giác. Dấu hiệu bệnh Alzheimer này thường dễ nhận thấy nhất khi bạn đang tắm – lúc mà cơ thể đang có nhiều mùi hương từ các sản phẩm chăm sóc da.
Ảnh minh họa
Nói cách khác, nếu khi tắm mà bạn không thể ngửi thấy được mùi sữa tắm, hoặc mùi dầu gội hoặc những thứ liên quan… thì hãy cẩn thận kẻo bệnh Alzheimer phát triển.
"Nghiên cứu này đã chứng minh khứu giác có thể cảnh báo sớm một số loại bệnh, cụ thể là bệnh Alzheimer. Nhiều người hay bị nghẹt mũi và cảm cúm vào trời lạnh, không thể ngửi thấy gì nên hay bỏ qua dấu hiệu này. Nếu bạn vẫn không ngửi thấy mùi sữa tắm khi tắm, dù cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật gì thì đó có thể là dấu hiệu bệnh Alzheimer" - Giáo sư Jayant M Pinto, một chuyên gia tại Đại học Chicago chia sẻ.
Ngoáy mũi nhiều gây bệnh Alzheimer
Cũng liên quan đến vấn đề khứu giác, các nhà khoa học cho rằng những người thường xuyên ngoáy mũi có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với thông thường, bởi họ vô tình để vi khuẩn xâm nhập mà không hề hay biết.
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Western Sydney (Úc) đăng tải trên tạp chí Biomolecules vào tháng 12/2023, “phản ứng viêm thần kinh của bệnh Alzheimer có thể xuất phát từ vi rút, vi khuẩn và nấm mang mầm bệnh xâm nhập vào não qua mũi và hệ thống khứu giác”.
Ảnh minh họa
Thói quen ngoáy mũi thường xuyên trong y học được gọi là ngoáy mũi mãn tính (rhotillexomania). Hành vi này đưa vi trùng đến khoang mũi, cho phép chúng dễ dàng xâm nhập và gây viêm não (nhiễm trùng não) - giai đoạn khởi phát của bệnh Alzheimer.
Nhiễm trùng não hầu như không có triệu chứng bên ngoài nên rất khó để phát hiện sớm. Tình trạng này âm thầm tạo ra những mảng protein có hại, góp phần gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn nhận thấy bên trong não của những bệnh nhân Alzheimer tích tụ một loại protein gọi là tau. Chúng có liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Tế bào miễn dịch hoạt động thường xuyên sẽ khiến cơ thể con người trở nên căng thẳng, dẫn đến nhiều loại bệnh khác. Các bác sĩ cũng từng tìm thấy vi khuẩn gây viêm phổi, vi rút herpes, vi rút corona và ký sinh trùng toxoplasma gondii trong não người mắc bệnh Alzheimer.
--> 5 thói quen âm thầm gây hại não bộ, người Việt hầu hết mắc phải
Phương Anh (Theo Express)